Nội dung chính
KHUÔN ĐÚC CỐNG CHỮ U
Khuôn Đúc Cống Chữ Là Gì?
Là loại khuôn bê tông có dạng hình chữ U, được gia công bằng thép tấm và được gia cố bằng thép hình V để đảm bảo định hình không bị biến dạng trong quá trình đổ bê tông cũng như độ bền theo thời gian.
Khuôn được sử dụng cho mục đích chính là sản xuất Mương U Bê Tông Đúc Sẵn
Cách Chế Tạo Ván Khuôn Đúc Mương U Bê Tông
1 Chuẩn bị:
Chuẩn bị vật liệu và máy móc thiết bị: Tôn bao phủ, thép V định hình, máy hàn, máy cuộn, máy cắt, máy mài, máy phun sơn
2 Gia công:
Cắt tôn và thép theo các chi tiết được chia ra từng phần, cuốn tôn sao cho tròn đều theo đúng theo bản vẽ ván khuôn mương U
3 Hàn liên kết:
Hàn chấm các điểm của thép V vào lớp tôn sau đó hàn chắc chắn. Hàn các điểm tiếp xúc của thép V
4 Hoàn thiện:
Mài các cạnh thừa, các mối hàn, chỉnh kích thước chuẩn theo thiết kế
Sau đó phun sơn chống gỉ lên bề mặt khuôn trừ phần không tiếp xúc với bê tông
5 Kiểm tra:
Kiểm đếm lắp ráp thử và chuẩn bị cho công tác giao hàng.
Cách Sử Dụng Ván Khuôn Đúc Mương U Bê Tông
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị mặt bằng, vật liệu, khuôn và máy trộn bê tông
Bước 2: Ghép khuôn
Lắp ghép khuôn sao cho chắc chắn định hình trong suốt quá trình đổ bê tông sau đó phun hoặc quét nhớt để chống dính bê tông, và đặt lồng thép vào trong khuôn
Bước 3: Trộn bê tông
Trộn bê tông đúng mác theo tỷ lệ ghi trên vỏ bao xi măng hoặc theo cấp phối thiết kế
Bước 4: Đổ bê tông
Xúc bê tông và rót vào khoảng hở giữa lòng trong và vỏ ngoài, cao lên khoảng 10cm, tiếp tục rót vào các khuôn khác cho đều 10cm mỗi khuôn
Bước 5: Đầm bê tông
Dùng đầm dùi để đầm đều xung quanh đảm bảo loại trừ lỗ rỗng giúp cống không bị rỗ
Bước 6: Đổ thêm bê tông
Đổ tiếp bê tông vào khuôn cho đến 1/2 chiều dài mương
Bước 7: Đầm bê tông
Tiếp tục dùng đầm dùi để đầm đều xung quanh cống loại trừ hết các bọt khí
Bước 8: Hoàn thiện
Đổ đầy bê tông lên tới bề mặt trên cùng sau đó hoàn thiện mặt bê tông sao cho phẳng đẹp
Bước 9: Bảo dưỡng
Phủ bao bố đảm bảo dưỡng ẩm bê tông cho đến 24h sau
Bước 10: Tháo gỡ vỏ khuôn
Tháo vỏ ngoài của cống bằng cách gỡ các đai ốc cố định, gõ nhẹ để bê tông bong khỏi khuôn đảm bảo bề mặt láng mịn
Bước 11: Tháo gỡ lòng khuôn
Tháo ruột trong của mương bằng cách tháo các mảnh còn lại ở phái trong ra khỏi mương
Bước 12: Bảo dưỡng bê tông
Dưỡng ẩm mương để bê tông phát triển cường độ đạt mác thiết kế yêu cầu
Bước 13: Vệ sinh khuôn
Vệ sinh khuôn sủi các mảng bám bê tông sau đó quét nhớt bảo vệ khuôn và chuẩn bị cho lượt đúc cống tiếp theo.
Ứng Dụng Của Khuôn Đúc Mương U Bê Tông
Đúc mương thoát nước:
– Mương sử dụng cho thoát nước mưa, nước thải, nước sinh hoạt, thay thế các con kênh tránh ô nhiễm môi trường.
Ưu Điểm Của Khuôn Đúc Mương U Bê Tông
Độ Bền:
– Khuôn được làm từ thép tấm. Có độ bền cao nhờ lớp thép dày và các đường xương gia cố để hạn chế va đập khi sử dụng nên sản phẩm có thể sử dụng rất lâu mà không cần thay mới.
Độ ổn định:
– Khuôn đảm bảo độ kín khít, các mối hàn chắc chắn, điều đó giúp vữa trong khuôn không bị chảy ra bên ngoài trong quá trình đúc mương
Khả Năng chịu lực:
- Được làm bằng thép tấm dày nên khuôn có khả năng chịu lực rất tốt.
- Đảm bảo không bị bóp méo hay gãy vỡ khi bị tác động của ngoại lực.
- Cống đúc ra không bị méo hoặc không bị biến dạng do va đập trong quá trình sử dụng.
- Kích thước khuôn luôn được đảm bảo đúng yêu cầu, để phục vụ tốt nhất cho công trình, tránh sai sót làm phát sinh những chi phí khác.
- Khuôn được làm từ thép, có thể sử dụng lại nếu bảo quản khuôn trong môi trường tốt. Khuôn giúp bảo vệ được môi trường, giúp hạn chế được chất thải trong quá trình sử dụng.
Tiết Kiệm:
– Khuôn được làm từ vật liệu thông dụng phổ biến và công nghệ chuyên nghiệp dẫn đến chi phí sản xuất tương đối rẻ giúp tiết kiệm được tối đã chi phí so với vật liệu hay công nghệ sản xuất khác.
Thông tin bài viết liên quan
Báo giá các loại khuôn đúc cống bằng thép